tienmanh90
Active Member
Trẻ được gọi là sinh non là khi chào đời chưa đủ 37 tuần thai kỳ, so với trẻ đủ tháng thì trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc các bệnh như bại não, khuyết tật phát triển, khiếm thị và khiếm thính. Trẻ sinh non càng t=ít tuần tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy theo dõi những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa sản tại Phòng khám sản phụ khoa Bamboo Care trong bài viết dưới đây nhé!
Sinh non là gì?
Sinh non là tình trạng thai phụ chuyển dạ trước 3 tuần so với ngày sự sinh của em bé. Nói cách khác, sinh non là trường hợp em bé chào đời trước khi bắt đầu tuần thứ 37 của thai kỳ.Trẻ sinh non thường có các vấn đề y tế phức tạp, đặc biệt là những trẻ sinh non càng ít ngày tuổi thì càng có nguy cơ gặp các biến trứng cao.
Thời gian sinh non được phân loại cụ thể như sau:
- Sinh cực non: Thời gian sinh dưới 28 tuần thai kỳ.
- Sinh rất non: Thời gian sinh từ 28 đến 32 tuần thai kỳ.
- Sinh non vừa đến muộn: Thời gian sinh từ 32 đến 37 tuần thai kỳ.
Dấu hiệu sinh non
trong thời kỳ mang thai, bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào dưới đây thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hướng dẫn xử lý đúng cách.Bụng căng cứng, em bé có dấu hiệu đẩy về phía trước.
Sưng tay, chân, mặt, đau lưng âm ỉ.
Buồn nôn hoặc nôn mửa nhiều kèm tiêu chảy.
Hoa mắt, mắt mờ hoặc các rối loạn về mắt khác.
Bụng đau quặn từng cơn.
Âm đạo tiết dịch nhiều, có màu bất thường.
Nguyên nhân sinh non mẹ cần biết
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến sinh non thường không rõ ràng, những phổ biến là do:Rối loạn tiền sản
Tiền sản giật là một rối loạn thai nghén, gây tăng protein trong nước tiểu, huyết áp cao rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đặc biệt là nó còn gây ra các cơn đau ở tử cung, làm cổ tử cung co thắt mạnh dẫn đến tình trạng sinh non.Hội chứng HELLP: Đây là hội chứng tăng men gan, thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu là một biến chứng của tình trạng tiền sản giật. Vì thế cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non, đe dọa đến tính mạng sản phụ và em bé.
Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Các bệnh nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục như viêm âm đạo do nấm, vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây sinh non.
Lịch sử mang thai
Sảy thai: Nếu bạn đã từng bị sảy thai một hoặc nhiều làn thì khả năng sinh non rất caoPhá thai: Đối với phụ nữ có thai trong vòng 6 tháng sau khi phá có nguy co sinh non tăng cao hơn bình thường.
Sinh non: Mẹ bầu đã từng sinh non trước đó thì có nguy cơ sinh non.
Mang song thai hoặc đa thai
Các chuyên gia cho biết tỷ lệ sinh non ở các trẻ sinh đôi là 60%, trẻ sinh ba là 90%. Người mẹ mang thai 1 sẽ sinh con bình thường vào khoảng 39 tuần, sinh đôi sẽ là 36 tuần còn sinh ba là 32 tuần.Tiền sử gia đình
Nếu trong gia đình có người sinh non, thì các chị em ruột cũng có nguy cơ sinh non cao hơn. Nhất là phụ nữ da đen có nguy cơ sinh non cao hơn hẳn người phụ nữ da trắng.Độ tuổi
Người mẹ có độ tuổi dưới 17 tuổi hoặc 35 - 40 tuổi có thì khả năng sinh non cao hơn các mẹ khác.Căng thẳng khi mang thai
Trong quá trình mang thai, người mẹ thường xuyên lo lắng căng thẳng, tâm lý không thoải mái sẽ làm cortisol và epinephrine tăng. Những chất này có khả năng làm nồng độ estriol và prostaglandin trong cơ thể tăng gây kích thích chuyển dạ sinh non.Cách phòng tránh sinh non
Sinh non là điều vô cùng đáng sợ đối với các bà mẹ, vì thế càng tránh được điều này thì càng tốt. Dưới đây là cách phòng tránh sinh non hiệu quả bạn cần biết- Uống nước đầy đủ để ngăn chặn tình trạng cạn nước ối.
- Không nên nhịn tiểu, sau khi đi vệ sinh xong hãy lau vùng kín từ trước ra sau để tránh bị viêm nhiễm.
- Hạn chế nằm ngửa mà nên nằm nghiêng phải hoặc trái. Nên dùng gối kê vùng bụng để tạo tư thế ngủ thoải mái nhất.
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi khoa học.