Đầu ti bị thụt sau khi sinh và cách xử lý hiệu quả cho mẹ

tienmanh90

Active Member

Khi sinh con, thứ người mẹ cần nhất chính là cho con bú bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, có rất nhiều đã gặp khó khăn trong vấn đề này do đầu ti bị thụt sau khi sinh. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào? Cùng phòng khám sản phụ khoa Bamboo Care tìm hiểu ngay thôi nào.


Tình trạng đầu ti bị thụt sau khi sinh​

Tình trạng đầu ti bị thụt sau khi sinh không phải hiếm gặp hiện nay. Tuy tình trạng này không ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa nhưng việc đầu ti bị thụt sẽ khiến các bé khó nút ti được. Thực tế cho thấy, có từ 10 đến 20% phụ nữ phải đối mặt với tình trạng này ngay từ khi mới sinh xong.

Mẹ mới sinh có thể kiểm tra tình trạng này khi ấn tay vào phần quầng ngực lún xuống. Nếu đầu ti vẫn không nhô lên thì đây là dấu hiệu cho thấy mẹ đã bị chứng đầu ti bị thụt. Và tình trạng này không được cải thiện dù cho mẹ bầu đã dùng mọi cách để kích thích núm vú.

Nguyên nhân khiến đầu ti thụt sau sinh​

Các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra rằng, có 4 nguyên nhân chính khiến mẹ mới sinh bị thụt ti:

  • Bầu sửa của mẹ nhiều, to và căng sữa khiến đầu ti không chịu nổi áp lực phải thụt vào trong;
  • Sự liên kết giữa mô vú và núm vú quá nhỏ;
  • Chiều dài của ống dẫn sữa quá ngắn;
  • Mô mềm liên kết ở phần núm vú ít dày đặc hơn so với các mẹ bỉm bình thường.
  • Mẹ bầu mắc các bệnh viêm nhiễm, xuất hiện khối u tuyến vú khiến ống tuyến vú bị thu hẹp kích thước.

Trẻ có bú được không khi đầu ti bị thụt?​

Trẻ vẫn có thể bú được khi đầu ti của mẹ bị thụt vào bên trong. Tuy nhiên, việc này sẽ khá khó khăn cho trẻ bởi vì có chức nhiều dây thần kinh cảm giác, mang đến cho trẻ cảm giác dễ chịu khi hút sữa. Nếu đầu ti không được bình thường, trẻ cũng không có được cảm giác dễ chịu đó khiến việc ti mẹ trở nên khó khăn hơn.

Cách xử lý tình trạng đầu ti bị thụt​

Nếu như mẹ đang gặp phải tình trạng đầu ti bị thụt sau sinh, hãy bình tĩnh xử trí theo các cách dưới đây.

Giúp bầu ngực mềm​

Một trong những nguyên nhân khiến đầu ti bị thụt vào trong là do ngực căng sữa. Cho nên, mẹ cần thực hiện các bài xoa bóp để bầu ngực được mềm ra. Khi đó, tự nhiên ti sẽ dần trở về trạng thái bình thường. Để hạn chế tình trạng căng cứng ngực, các mẹ cần cho trẻ bú thường xuyên.

Bài tập xoa bóp quầng vú được thực hiện như sau: Mẹ bài dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ vào vùng quanh quầng vú để lộ đầu ti ra ngoài. Sau đó, tiếp tục ấn vào phần rìa của núm vú để khi trẻ bú sẽ đặt cằm vào đúng chỗ lõm giúp trẻ ngậm ti dễ hơn.

Thực hiện các kích thích núm vú​

Việc kích thích núm vú sẽ giúp đầu ti nhô ra như bình thường. Mẹ có thể thực hiện một vài kích thích như xoay nhẹ ngón trỏ ở vùng bầu ngực hoặc lăn đầu ti; sử dụng khăn lạnh đắp lên núm vú… Sử dụng kiên trì trong khoảng 3 ngày - 1 tuần bạn sẽ thấy rõ hiệu quả.

Sử dụng máy hút sữa​

Máy hút sữa được xem là cứu tinh cho những bà mẹ đầu ti bị thụt sau khi sinh. Bởi lẽ, khi gặp phải tình trạng này, bé sẽ không thể hút sữa bình thường được mà phải cố gắng bú. Điều này sẽ càng khiến núm vú bị thụt vào sâu hơn. Trong khi đó, máy hút sữa sử dụng lực kéo mạnh giúp kéo đầu ti ra ngoài. Như vậy, mẹ vẫn đảm bảo có sức cho bé bú và đầu ti cũng sẽ dễ bình thường trở lại hơn.

Dùng tấm chắn núm vú​

Tấm chắn núm vú có công dụng giúp trẻ bú đúng khớp ngậm, núm vú của mẹ sẽ dần nhô ra. Lúc này, mẹ nên tháo tấm chắn và cho trẻ bú trực tiếp với vú sữa thật. Mẹ đừng lo lắng về chất lượng của tấm chắn này vì đây là một sản phẩm được làm bằng silicone, hoàn toàn an toàn cho người sử dụng.

Như vậy, thông qua chia sẻ của phòng khám sản phụ khoa Bamboo Care, các mẹ đã biết thêm thông tin về đầu ti bị thụt sau khi sinh và cách xử lý hiệu quả. Để chắc chắn về tình trạng mình gặp phải, mẹ hãy đến thăm khám tại Bamboo Care để được bác sĩ tư vấn và có hướng điều trị kịp thời.

 
Top